Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây - Bắc của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài hơn 100km tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot tỉnh Congpongcham của Campuchia, có diện tích 853,95 km², dân số 118.778 người.
Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, trước gọi là Khu kinh tế cửa khẩu Bonuê, được thành lập từ tháng 1 năm 2005 là khu kinh tế cửa khẩu ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Ngày 1- 2- 1961 quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam chính thức thành lập dưới sự lãnh đạo của Bộ chỉ huy quân Giải phóng miền Nam (gọi tắt là Bộ chỉ huy miền Nam) thay cho ban quân sự miền Nam của các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước trước đó.
Ngày 7 - 4 -1972 huyện Lộc Ninh hoàn toàn giải phóng. Lần đầu tiên toàn miền Nam ta giải phóng một huyện chỉ cách trung tâm đầu não của Mỹ ngụy ở Sài Gòn khoảng 100km. Khu giải phóng từng bước xây dựng trở thành đất thánh của cách mạng miền Nam, nơi tập trung các cơ quan chỉ huy quân sự, chính trị, hậu cần… cho khu vực B2: Quân ủy Miền, Bộ chỉ huy Miền, căn cứ chiến lược đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh (Cục hậu cần Miền)…
Cách nhà giao tế 300m về hướng Tây – Nam là sân bay quân sự Lộc Ninh, nằm trên khu đồi cao bằng phẳng, diện tích khoảng 80.000m2, nơi đây trong thời kỳ tạm chiếm địch tập trung nhiều cơ sở vật chất quân sự kiên cố. Ngày 7-4-1972 xảy ra trận đánh quyết liệt góp phần giải phóng Lộc Ninh.
Sau ngày giải phóng huyện Lộc Ninh ngày 07/4/1972. Lộc Ninh trở thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN, với vị trí chiến lược tiếp giáp với Tây Nguyên phía nam của dãy Trường Sơn, Lộc Ninh có đường biên giới Campuchia 210km giáp ranh với tỉnh Kongpongcham, tỉnh Karatic tạo thành một vùng được giải phóng sớm.
Tháng 10 năm 1963, Phòng Hậu cần Miền được thành lập. Để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của chiến trường miền Nam, ngày 10 tháng 12 năm 1964, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền quyết định thành lập Cục Hậu cần Miền trên cơ sở phát triển Phòng Hậu cần Miền. Cục Hậu cần miền là một đơn vị chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
Trên địa bàn huyện Lộc Ninh, trước đây đã phát hiện 10 di tích: Lộc tấn 1, Lộc Tấn 2 (xã Lộc Tấn), Lộc Hòa (xã Lộc Hòa), Lộc Thành 1, Lộc Thành 2 (xã Lộc Thành), Lộc Điền 1, Lộc Điền 2, (xã Lộc Điền), Lộc Quang 1, Lộc Quang 2 (xã Lộc Quang) và Lộc Thiện ( xã Lộc Thiện).
Trên địa bàn huyện Lộc Ninh, trước đây đã phát hiện 10 di tích: Lộc tấn 1, Lộc Tấn 2 (xã Lộc Tấn), Lộc Hòa (xã Lộc Hòa), Lộc Thành 1, Lộc Thành 2 (xã Lộc Thành), Lộc Điền 1, Lộc Điền 2, (xã Lộc Điền), Lộc Quang 1, Lộc Quang 2 (xã Lộc Quang) và Lộc Thiện ( xã Lộc Thiện).
b) Các tên gọi khác của di tích và nguồn gốc tên gọi: Hôpital de Loc Ninh (tên gọi trong thời kỳ tư bản Pháp quản lý điều hành). Bệnh Viện Lộc Ninh là tên gọi sau khi huyện Lộc Ninh được giải phóng 1972 cho đến nay. (Lộc Ninh là tên địa danh do Nhà Nguyễn đặt, xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, là một tổng người dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Thủ Dầu Một). Ngoài ra người dân địa phương thường gọi Hôpital de Loc Ninh là Bệnh viện Cinq gen (Cinq gen là tên địa danh Làng 5 – nơi ở của phu cao su thời Pháp), Nhà thương Làng 5, Bệnh viện Lộc Tấn.
|
|
|
|
|
|
Cuộc sống của ta đáng giá bằng những cố gắng đã bỏ ra.
|
|
|
•Máy chủ tìm kiếm : 1 •Khách viếng thăm : 5
|
|