19:53 EDT Thứ ba, 06/06/2023

Trang nhất » Tin Tức » Di tích Căn cứ Quân ủy Bộ chỉ huy Miền

Căn cứ Quân ủy Bộ tư lệnh Miền và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thứ hai - 18/01/2016 07:31
             Ngày 1- 2- 1961 quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam chính thức thành lập dưới sự lãnh đạo của Bộ chỉ huy quân Giải phóng miền Nam (gọi tắt là Bộ chỉ huy miền Nam) thay cho ban quân sự miền Nam của các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước trước đó.
             Lần đầu tiên trụ sở Bộ chỉ huy Miền (BCHM) đóng ở khu B chiến khu Dương Minh Chấu, tỉnh Tây Ninh, từ giữa mùa xuân 1961 đến khi giải phóng huyện Lộc Ninh (7-4-1972) và còn lưu lại cuối mùa đông 1972. Sau ký Hiệp định Paris về Việt Nam, quân đội Mỹ rút về nước, tình hình giữa ta và ngụy có sự chuyển động thuận lợi cho ta trên toàn miền Nam nhất là ở chiến trường Sông Bé, cụ thể Là Lộc Ninh, do đó có quyết định dời trụ sở đến một điểm khác, có nhiều thế lợi hơn chỗ cũ.
              Đó là khu vực Tà Thiết, trụ sở mới của Bộ chỉ huy Miền được đại đội 23 Công binh, đoàn 25 công binh hoàn thành xây dựng cơ bản vào cuối tháng 3 – 1973. Từ đó đưa vào sử dụng các cơ sở kiến trúc hạ tầng và được phát huy hiệu quả cao cho đến tháng 4-1975. Chúng ta hoàn tất nhiệm vụ vẻ vang để trở thành một trong những di tích lịch sử văn hóa của Trường Sơn mang tên Bác Hồ kinh yêu.
Hãy sống lại với thời kỳ làm nên những chuyện hào hung trên mãnh đất thánh vàng son mà trước đây còn trầm lặng, chưa ít ai biết đến địa danh vùng này.
               Căn cứ Tà thiết tiền thân nơi đây là sở chỉ huy tiền phương của chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Ngày 7/4/1972 Lộc Ninh là huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng, Trung Ương Cục và Bộ Tư lệnh miền quyết định dời Quân ủy miền từ Sóc Con Trăng ( Tây Ninh ) về đóng tại sóc Tà Thiết. Sóc Tà Thiết thuộc xã Lộc Thành cách thị trấn Lộc Ninh 17km. Trên mảnh đất rừng Tà Thiết với diện tích 16 km2 được xây thêm công trình kiến trúc mới, dù theo kiểu dã chiến mà vẫn uy nghi và đẹp mắt. Ngôi nhà làm việc của Bộ tư lệnh miền, đứng giữa trảng đất trống. Bên cạnh là các gia đình nông dân, có vườn cây ăn trái, ao cá, vườn rau, các mái nhà làm việc khác của Phó tư lệnh, Thủ trưởng Bộ tham mưu, Cục chính trị, Cục hậu cần và Hội trường… Tất cả đều xây xen lẫn trong rừng và gần với đồng bào thôn xóm.
Tại đây, đã từng có những cuộc hội họp quan trọng để cho quân dân nam bộ lập ra kỳ công mới. Đó là hội trường Bộ chỉ huy Miền ở rừng Le, xã Lộc Thành.
           Tháng 10-1973, Bí thư TW Cục Phạm Hùng đến quán triệt Nghị quyết 21 TW Đảng cho BCH Miền và các cấp chỉ huy khác. Đồng chí nhấn mạnh “Phải nắm vững quan điểm bạo lực và quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công”. Tiếp theo, ngày 5-10, BCH Miền ra nhật lệnh có đoạn viết “Chừng nào chính quyền Sài Gòn còn tiếp tục những hành động chiến tranh thì các lực lượng vũ trang còn phải kiên quyết đánh trả bất kỳ ở đâu, bằng hình thức và lực lượng thích đáng buộc đối phương phải nghiêm chỉnh và triệt để thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh phá hoại Hiệp định”.
Để ghi nhớ sự kiện lịch sử này, Hội trường 21, tên mới đặt thay cho Hội trường 6. Cũng tại đây, nơi mở Đại hội lần thứ ba các anh hung chiến sỹ thi đua lập công các chiến trường trước năm 1973. Vinh quang đó không bỗng nhiên mà có, phải chiến đấu dũng cảm, mưu trí cao độ mới đạt được. Trí – Dũng còn là sự giác ngộ đầy đủ về nghĩa vụ người lính của nhân dân. Họ trở về cùng với những binh đoàn đầu đội mũ tai bèo, lòng phơi phới xông vào trận địa sắp tới.
              Kế tiếp, tháng 7 – 1974 lại triệu tập hội nghị cán bộ quân chính và công bố quyết định thành lập các đơn vị mới: Quân đoàn 4, sư đoàn 3 của miền, các sư đoàn ở địa bàn Quân khu 7, QK8, QK9, các trung đoàn ở QK6 và Sài Gòn Gia Định, Lữ đoàn 310 (đặc công biệt động)… Tất cả chủ lực quân đều bám sát chiến trường cùng quân dân các địa phương bám địch mà đánh.
Nguồn tạo lực và tạo thế này là sự phát huy vai trò chỉ đạo BCH Miền trên chiến trường B2 gồm Nam bộ và Quân khu 6 ( Cực Nam Trung Bộ) nhằm làm nhiệm vụ chiến dịch mới, khi trời cơ mới xuất hiện. Điều đó, được thông qua các sự kiện rất quan trọng ở trụ sở và ngoài trận địa, kể từ cuối mùa hè 1974 đến đầu mùa hè 1975, diễn ra như sau:
Hoàn chỉnh và nâng cấp hành lang chiến lược đường Trường Sơn, là đường dẫn ống xăng dầu chuyển từ tổng kho tại Bến Thủy (Vinh) miền Bắc vào Nam, trạm cuối cùng trên đất Lộc Ninh. Tại đây có ba trạm dã chiến với 7 bồn chứa khỏang 1.400.000 lít. Nguồn nhiên liệu được đánh giá cao “như máu trong cơ thể con người”.  Nhờ vậy mà sau này các loại xe quân sự thời nối đuôi nhau ra tiền tuyến góp phần đắc lực cho binh đoàn chấp hành mệnh lệnh cấp trên. Sau đây là những quyết định của BCH Miền làm nên chiến công vẻ vang ở giai đoạn kết thúc chiến tranh.
Kế hoạch tiến công gỉai phóng tỉnh Phước Long của Bộ tư lệnh Miền và BTL quân đoàn 4 được Bộ Chính trị chuẩn y. Sau 25 ngày đêm chiến đấu của 3 thứ quân và nổi dậy của nhân dân 6-1-1975 toàn thắng trên quê hương Phước Long.
Đối với ta, chiến thắng Phước Long tạo ra tiền đề vững chắc cho Bộ Chính trị, các cơ sở rút ngắn chủ trương, theo kế hoạch 1974, ghi là hoàn toàn giải phóng Miền Nam trong 2 năm (1975-1976), đưa ra quyết định mới vào ngày xuân 1975 “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
             Tại Tà Thiết, suốt sáu ngày đêm (3 đến 8-4-1975) có ba cuộc hội nghị liền nhau: Đại tướng Văn Tiến Dũng và Đoàn Bộ tổng tham mưu Bộ Quốc phòng cùng với Bộ tư lệnh Miền, hai bên lập ra kế hoạch giải phóng Sài Gòn. Kế đến Bí thư TW Cục Phạm Hùng chủ trì cuộc hội nghị với phái Bộ Tổng tham mưu và quân ủy Miền, nhằm đánh giá tình hình ta và địch và quán triệt phương án giải phóng Sài Gòn theo phương châm “thần tốc, thần tốc, toàn thắng, nhất định thắng” như nguyên văn bức điện Đại tướng Võ Nguyên Gíap gửi đến. Sau cùng, đồng chí Lê Đức Thọ từ Hà Nội vào thay mặt Bộ Chính trị phổ biến Nghị quyết TW Đảng và thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch Sài Gòn, quyết định gồm các đồng chí:
-  Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng
-  Chính ủy: Phạm Hùng
-  Các phó tư lệnh: Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện.
          Sở chỉ huy cơ bản của chiến dịch vẫn đóng ở Tà Thiết. Tại căn cứ này, các tư lệnh quân đoàn 1 và 3 đều nhận nhiệm vụ mới. Họ trở về đơn vị và tiến công địch trên khắp chiến trường B2.
         Trong cuộc họp vào trung tuần tháng 4-1975 tại Sở chỉ huy cơ bản ở “ Rừng Chính phủ - Tà Thiết” trước ngày hạ lệnh tổng tiến công vào Sài Gòn. BCH chiến dịch gửi một bức điện đến BCT : đề nghị đặt tên chiến dịch này mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Đó là bức điện số 37 TK 19 giờ ngày 14-4-1975 của Bộ Chính trị do Tổng bí thư Lê Duẫn đã ký, gửi đến BCH chiến dịch ở căn cứ Tà Thiết khởi sự tốt lành là hoàn toàn được nửa công việc, điều khó còn lại là điễn ra phía sau.
Ngày 26-4, chiến dịch mang tên Bác Hồ bắt đầu, kế đến bốn hôm sau là giờ “G” Lịch sử đã điểm:
24 giờ 00 ngày 29-4-1975, giờ quy định hợp đồng cho tất cả các cánh quân từ năm hướng bên ngoài và tổ chức bên trong nổ súng đồng loạt tấn công, tiến về nội thành Sài Gòn mà lực lượng đối phương đang tổ chức cố thủ hùng mạnh nhất. Cũng thời điểm này, quy định cho toàn chiến trường B2, do lệnh của BTLM và Bộ chỉ huy chiến dịch phát ra. Từ đó, các nơi tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công đan xen nhau, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện , tỉnh giải phóng tỉnh thành, trung tâm điểm là Dinh Độc Lập Sài Gòn.
Tại chỉ huy sở đóng ở Tà Thiết, các đồng chí… luôn luôn chăm chú theo dõi từng giờ, từng phút các mũi tiến quân của từng hướng. Trên chiếc bàn to trải rộng tấm bản đồ Sài Gòn và các vùng lân cận, mọi người nhìn theo vạch bút chì đỏ mà cán bộ tham mưu, từng lúc, căn cứ vào báo cáo cánh quân điện về đánh dấu  nơi quân ta đến, mục tiêu đã chiếm… rồi tin mừng vang lên từ trong radio để trên bàn phát ra ai nấy cũng nghe rõ.
Đúng 11 giờ 30’ ngày 30 - 4 – 1975, trên Đài phát thanh Sài Gòn phát lời của Tổng thống VNCH Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện và lệnh cho quân đội Sài Gòn hạ súng… Vì sau những trận “Quyết tử” họ không ngăn được ba dòng  thác tổng công kích và nổi dậy của ta. Mọi người đều reo mừng ngày vĩ đại ấy: Các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà đều xúc động mạnh, ôm hôn nhau và mọi người bắt tay nhau thật chặt. Đó là giờ phút và hình ảnh sâu sắc nhất, diễn ra lần sau cùng trên đất Tà Thiết, Lộc Ninh, thủ phủ CMLT CHMNVN để rồi họ lên đường 100km đến tiếp quản thành phố Sài Gòn mới để giải phóng. Hiện nay nơi ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo chiến dịch Hố Chí Minh Tại căn cứ Tà Thiết đang được bảo tồn, để khắc ghi những cuộc họp quan trọng tạo nên chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Nguồn tin: Đề án: Đầu tư, phát triển Du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020

 

Tin mới nhất

Văn bản mới

Danh ngôn

Bạn đối xử với người khác như thế nào, họ sẽ đối xử với bạn như vậy.

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 969

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4451

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1284822