19:42 ICT Thứ hai, 05/06/2023

Trang nhất » Tin Tức » Giới thiệu huyện Lộc Ninh

Lời giới thiệu

Thứ hai - 18/01/2016 19:18
- Phía Bắc và phía Tây giáp Campuchia, phía Đông giáp huyện Bù Đốp và huyện Phước Long, phía Nam giáp huyện Bình Long, ngoài ra một phần nhỏ ở Tây Nam giáp tỉnh Tây Ninh. Huyện Lộc Ninh có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 15 xã. Diện mạo nền kinh tế của Lộc Ninh phần lớn phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, tiêu và các loại cây ăn quả lâu năm. Trên 80% diện tích  là đất đỏ bazan. Người dân Lộc Ninh có mức sống trung bình ở Việt Nam.
- Về tổng quan: Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây - Bắc của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài hơn 100km tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot tỉnh Congpongcham của Campuchia, có diện tích 853,95 km², dân số 118.778 người. Phía Bắc và phía Tây giáp Campuchia, phía Đông giáp huyện Bù Đốp và huyện Phước Long, phía Nam giáp huyện Bình Long, ngoài ra một phần nhỏ ở Tây Nam giáp tỉnh Tây Ninh. Huyện Lộc Ninh có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 15 xã. Diện mạo nền kinh tế của Lộc Ninh phần lớn phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, tiêu và các loại cây ăn quả lâu năm. Trên 80% diện tích  là đất đỏ bazan. Người dân Lộc Ninh có mức sống trung bình ở Việt Nam.
 
- Về truyền thống: Huyện Lộc Ninh là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, mảnh đất phên dậu của tổ quốc, trong đấu tranh đã đi vào lịch sữ bằng trí tuệ, ý chí và sự hy sinh. Nơi đây đã trải qua những thời kỳ đấu tranh khốc liệt, chống chủ nghĩa thực dân củ và mới, đồng thời cũng là nơi diển ra những trận chiến đấu ác liệt của nhân dân ta nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh tổ quốc. Từ tủi nhục cay đắng của cuộc đời bị áp bức làm nô lệ vươn lên làm chủ, nhân dân các dân tộc Lộc Ninh đã trải qua những chặng đường đấu tranh gian khổ, quyết liệt, từ một chiến trường khốc liệt sau năm 1972 Lộc Ninh đã trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam; căn cứ Bộ chỉ huy quân ủy Miền, đoạn cuối của tuyến đường Hồ Chí Minh; một trong những điểm quan trọng nối liền huyết mạch hậu phương Miền Bắc với chiến trường Miền Nam; nơi đặt trụ sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Và cũng chính nơi đây đã chứng kiến giờ phút xúc động đón những người con ưu tú của tổ quốc từ ngục tù Côn đảo, Phú Quốc … chiến thắng trở về.
 
Huyện Lộc Ninh trước đây vốn là một tổng thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một. Năm 1938, tổng Lộc Ninh có 6 làng. Năm 1957, khi tỉnh Bình Long được thành lập thì Lộc Ninh là một trong 2 quận của tỉnh này. Lúc đó quận Lộc Ninh có 18 xã với 95 ấp. Năm 1960, do hợp nhất một số xã nên quận Lộc Ninh còn 10 xã. Qua hai cuộc kháng chiến quân và dân Lộc Ninh đã anh dũng kiên cường, trở thành địa chỉ hồng thuộc nôi kháng chiến và có những dấu ấn của lịch sử dân tộc Việt Nam:  Lộc Ninh là nơi được vinh dự làm điểm dừng chân trong một thời gian của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Cuối 1910, làm cai phu trong đồn điền cao su ở Lộc Ninh); là nơi nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước ta đã từng sống chiến đấu anh dũng trong những năm kháng chiến như đồng chí: Lê Đức Anh, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà, Nguyễn Thị Định, Huỳnh Tấn Phát….
 
Năm 1976, huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Sông Bé  được thành lập. Năm 1977, huyện Lộc Ninh cùng với 2 huyện khác là Chơn Thành và Hớn Quản hợp nhất thành huyện Bình Long. Huyện Lộc Ninh được tái lập theo Quyết định số 34-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9 tháng 2 năm 1977 trên cơ sở tách một số xã của hai huyện Bình Long và Phước Long. Ngày 20 tháng 2 năm 2003, huyện Bù Đốp được thành lập lại trên cơ sở tách một phần huyện Lộc Ninh. Do đó diện tích huyện Lộc Ninh giảm từ 1.236,8 km² xuống còn 863 km².
 
- Điều kiện tự nhiên: Lộc Ninh nằm trong vùng mạng đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80C - 28,20C. Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất có chất lượng cao chiếm nhiều diện tích rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Có nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó mỏ đá vôi Tà Thiết cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng, cao lanh, đá xây dựng, sét, gạch ngói… đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong huyện. Huyện cũng có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng có thể phát triển và khai thác có hiệu quả.
 
- Khả năng hội nhập, xu hướng phá triển: Với vị trí địa lý thuận lợi và  điều kiện kết cấu hạ tầng trong những năm gần đây bước đầu được đầu tư, hình thành (viễn thông, điện, giao thông…) tương đối ổn định trong chiến lược quy hoạch phát triển. Về điện có đường điện 500 KV đi qua.Về giao thông, ngoài các tuyến đường trong huyện khá thuận lợi, còn có đường quốc lộ 13 và đường Tỉnh lộ xuyên suốt và nối liền huyện với các vùng trong tỉnh, nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra hướng giao lưu kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những lợi thế nổi trội của huyện, tiền đề cho huyện phát triển vững chắc kinh tế - xã hội; du lịch – dịch vụ. Hướng đến năm 2020 góp phần cho tỉnh Bình Phước cùng cả nước trở thành một nước công nghiệp hóa –hiện đại hóa. 

Nguồn tin: Đề án: Đầu tư, phát triển Du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020

 

Tin mới nhất

Văn bản mới

Danh ngôn

Cuộc sống của ta đáng giá bằng những cố gắng đã bỏ ra.

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 843

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3066

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1283437