Giới thiệu Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư

Giới thiệu Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư
Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, trước gọi là Khu kinh tế cửa khẩu Bonuê, được thành lập từ tháng 1 năm 2005 là khu kinh tế cửa khẩu ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Phạm vi của khu kinh tế này bao trùm 3 xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hòa và thị trấn Lộc Ninh. Toàn khu rộng 283,64 km2. Việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư mang mục đích tạo tiền đề cho sự phát triển mới cho một vùng kinh tế động lực của tỉnh Bỉnh Phước là vùng Hoa Lư - Chơn Thành.
Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, trước gọi là Khu kinh tế cửa khẩu Bonuê, được thành lập từ tháng 1 năm 2005 là khu kinh tế cửa khẩu ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Phạm vi của khu kinh tế này bao trùm 3 xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hòa và thị trấn Lộc Ninh. Toàn khu rộng 283,64 km2.
Việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư mang mục đích tạo tiền đề cho sự phát triển mới cho một vùng kinh tế động lực của tỉnh Bỉnh Phước là vùng Hoa Lư - Chơn Thành.
Trong tương lai, đường sắt xuyên Á sẽ được xây dựng chạy qua cửa khẩu Hoa Lư và khu kinh tế này. Quốc lộ 13 nối khu kinh tế với thành phố Hồ Chí Minh.
Cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đến năm 2025.
Chương trình du lịch qua cửa khẩu quốc tế Hoa lư (tỉnh Bình Phước ) cơ hội cho xây dựng sản phẩm du lịch mới đã mở.
Để khơi thông tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh .Từ ngày 30/4/2009 đến ngày 3/5/2009 đoàn cán bộ tỉnh Bình Phứơc và một số doanh nghiệp đã thực hiện đợt khảo sát mở tuyến du lịch và làm việc với tỉnh Chăm Pa Xắc (CHDCND Lào)
Sau 4 ngày làm việc và khảo sát cơ sở hạ tầng du lịch trên toàn tuyến,đoàn đã thu được nhiều kết qủa tốt đẹp ngoài mong đợi: xác định được điểm ăn, nghỉ, mua sắm và tham quan trên đất nước Cam Pu Chia ,Lào , Thái lan.Ký kết được bản ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Chăm Pa Xắc(CHDCND Lào) theo các điều khỏan sau:
 
I/ Các điều khoản chung:
 
 1- Hai bên cùng thống nhất mở tuyến du lịch Bình Phước (Việt Nam) - Chămpasắc (Lào), theo tuyến Quốc lộ 13, Bình Phước - Việt Nam vào Campuchia theo Quốc lộ 7 qua hai tỉnh Kratié và Stưng Treng, tiếp nối Quốc lộ 13 sang Lào.
2- Trên cơ sở biên bản ghi nhớ này, hai tỉnh Bình Phước - Việt Nam và Chămpasắc – Lào có trách nhiệm trình Chính phủ của mình để xin phép chủ trương mở tuyến du lịch Việt Nam – Lào, quá cảnh 02 tỉnh Stưng Treng và Kratié Vương quốc Campuchia.
3- Hai bên chủ trì tổ chức họp liên tỉnh, (Bình Phước, Việt Nam - Chămpasắc, Lào – Stưng treng, Kratié, Campuchia) để thống nhất về giải pháp đưa, đón khách qua lại trên tuyến du lịch nối 3 nước tại 02 cặp cửa khẩu quốc tế:
(1) Hoa Lư, Bình Phước, Việt Nam – Trapaing Sré, Campuchia.
(2) Stưng Treng, Campuchia – Chămpasắc, Lào.
 
4- Hai bên phải lập chương trình du lịch cụ thể các điểm du lịch, kèm theo dịch vụ khách sạn, nhà hàng hoặc các dịch khác …
5- Kêu gọi và hỗ trợ các Doanh nghiệp có năng lực về du lịch, vận tải liên kết, liên doanh đầu tư hợp tác phát triển du lịch giữa hai bên. Đây là điều kiện hai bên giao lưu văn hoá, hiểu biết lẫn nhau từ đó giúp nhân dân vùng biên giới giữa các nước phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ giữa ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào ngày càng gắn bó và phát triển lên tầm cao mới.
 6- Thống nhất hoặc đề xuất Chính phủ ba nước cho phép thực hiện một số quy định về tạm nhập-tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập phương tiện vận tải tại các cặp cửa khẩu quốc tế nhằm thực hiện các thủ tục thông quan giữa ba nước Việt Nam - Campuchia – Lào một cách thông thoáng.
7- Không lợi dụng dịch vụ du lịch để buôn bán hàng lậu, hàng cấm, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giơí hoặc vi phạm quy chế biên giới giữa các nước .
8- Sau khi được sự đồng ý của hai Chính phủ, hai bên cùng tổ chức Khai trương thông quan tuyến du lịch.
 
II/ Nhiệm vụ của mỗi tỉnh:
 
1/ Tỉnh Bình Phước:
- Chủ động liên hệ với hai tỉnh Kratié, Stưng Treng – Vương quốc Campuchia để làm việc với hai tỉnh về mở tuyến du lịch giữa ba nứơc Việt Nam – Campuchia – Lào hoặc thuận chủ trương cho nước thứ ba quá cảnh qua Campuchia sang Việt Nam bằng đường bộ.
- Lập kế hoạch chi tiết của một tour du lịch khi đưa khách đến Bình Phước hoặc những điểm khác của Việt Nam để quảng bá hình ảnh, tiềm năng của đất nước.
2/ Tỉnh Chămpasắc:
- Chủ động liên hệ với hai tỉnh Kratié, Stưng Treng – Vương quốc Campuchia để làm việc với hai tỉnh về mở tuyến du lịch giữa ba nứơc Việt Nam – Campuchia – Lào hoặc thuận chủ trương cho nước thứ ba quá cảnh qua Campuchia sang Lào bằng đường bộ.
- Lập kế hoạch chi tiết của một tour du lịch khi đưa khách đến Bình Phước hoặc những điểm khác của Việt Nam để quảng bá hình ảnh, tiềm năng của đất nước.
Từ chương trình khảo sát và làm việc với tỉnh Chăm Pa Xắc ( CHDCND Lào) đoàn đã xác định :
Từ cửa khẩu Quốc tế  Hoa lư (tỉnh Bình Phước ) tới thị xã pắc xế (Chăm Pa Xắc)  lộ trình chỉ có 500km và quá cảnh qua 2 cặp của khẩu quốc tế là Hoa lư (Bình Phước )- Strapaing (tỉnh Kratie),Tarapiênkiên ( tỉnh Stưng treng )- Nôngnôkkhuyển (Chăm Pa Xắc (Lào) với 6h vận hành xe và thực hiện các thủ tục thông quan, đường giao thông toàn tuyến rất tốt, mật độ lưu thông xe thấp, tốc độ xe ô tô có thể đạt trên 100km/h, thủ tục thông quan phương tiện và hàng hoá thuận lợi ngoài ra qua chương trình khảo sát đoàn đã xác định đây là tuyến giao thông gần nhất , xác xuất an toàn trong vận chuyển cao và rất thuận lợi cho việc mở rộng các hoạt động giao lưu, hợp tác kinh tế và phát triển du lịch của tỉnh Bình Phước nói riêng và các tỉnh thuộc miền Đông nam bộ nói chung với các địa phương thuộc Cam Pu Chia và Lào, Thái Lan vào thời gian tới.
Do nhận thấy vai trò quan trọng của tuyến du lịch trên đối với quá trình phát triển du lịch của tỉnh nhà . UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo ngành Văn hoá ,Thể thao và Du lịch ,các cơ quan chức năng nhanh chóng tham mưu để UBND tỉnh ký kết các bản ghi nhớ hợp tác mở tuyến du lịch quốc tế với tỉnh Kratie ,S tưng treng; thực hiện chương trình làm việc giữa 4 tỉnh của 3 nước là : Bình Phước và Kratie ,Stưng treng (CPC) và Chăm Pa Xắc (Lào)để thống nhất trình chính phủ các nước chấp thuận cho phép các tỉnh có chung đường biên giới  được tạm nhập ,tái xuất và tạm xuất tái nhập phương tiện vận chuyển tại các cặp cửa khẩu Hoa lư (Bình Phước và Kratie ), cặp cửa khẩu Stưng treng (CPC)và Chăm Pa Xắc  (Lào)đồng thời trình chính phủ của 3 nước chấp thuận cho phương tiện vận tải ô tô được qúa cảnh qua các cặp cửa khẩu trên.
Trong tương lai , khi việc thông quan giữa các cặp cửa khẩu trên được thực hiện , tuyến đường du lịch được khơi thông từ TP Hồ Chí Minh qua cửa khẩu quốc tế Hoa lư ( Bình phước và Kratie ), cặp cửa khẩu Stưng treng (CPC) và Chăm Pa Xắc(Lào)… chương trình mua sắm ,thăm quan tại Cam Pu Chia , tại Thủ đô Viêng Chăn ,Thượng Lào và Thái Lan… qua cửa khẩu Hoa lư (Bình Phước ) sẽ  nhanh và an toàn hơn, mở ra hướng phát triển mới cho du lịch Bình Phước và các tỉnh miền Đông nam bộ trong tương lai gần.

Nguồn tin: Đề án: Đầu tư, phát triển Du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020